Giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là một thời khắc quan trọng đối với người phương Đông. Việc thờ cúng trong khoảnh khắc này cũng luôn được mọi gia đình quan tâm, vì nó ảnh hưởng tới vận mệnh của gia đình trong năm mới sắp đến. Có lẽ vì thế mà cúng giao thừa đã trở thành một nghi thức quen thuộc, một nét đẹp văn hóa tâm linh điển hình của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, mỗi gia đình Việt đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Nghi thức này được thực hiện để tiễn những vị thần đã bảo vệ gia đình trong năm vừa rồi và đón tiếp những vị thần mới sẽ đến với gia đình trong năm sắp đến.
Bên cạnh đó, nghi thức cúng giao thừa là cách tổng kết một năm đã qua, xóa bỏ đi mọi ưu buồn, vận hạn xui xẻo để chào đón những điều may mắn, tốt đẹp và bình an cho gia đình. Nếu không cúng giao thừa, đồng nghĩa với việc không thể xua đi những vận đen của năm cũ, và những điều may mắn cũng không thể tới cửa. Vì những lý do đó là nghi thức cúng giao thừa luôn được thực hiện một cách trịnh trọng, thành tâm với những mâm lễ đủ đầy.
Thời gian thực hiện cúng giao thừa
Trước khi cúng giao thừa, gia chủ cần lau rửa sạch sẽ đồ thờ bằng đồng trên bàn thờ và bày mâm lễ lên. Vào đúng 12h đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch, gia chủ sẽ thắp nhang vào bát hương đúc đồng dành cho gia tiên rồi đọc văn khấn.
Sau khi cúng xong, bạn cần đốt vàng mã sau khi nhang đã gần tàn hết. Theo quan niệm của dân gian, thì giao thừa là khoảnh khắc các vị Thiên binh tượng trưng cho 12 vị Hành khiển (ứng với 12 con giáp) sẽ thị sát hạ giới trong khoảng thời gian ngắn nên không thể ghé thăm từng nhà. Vì điều này mà những mâm cỗ thường sẽ được đặt ngoài trời, thường là cửa chính của nhà để tránh mất thời gian của các vị Hành khiển.
Việc cúng giao thừa có thể cúng sớm hơn, nhưng không được cúng muộn vì khi đó đã qua năm mới rồi.
Mâm lễ cơ bản để cúng giao thừa gồm những gì?
Mâm cúng giao thừa ngoài trời phải có bình hương, hai ngọn nến hoặc hai ngọn đèn dầu đều được. Lễ vật dùng để cúng sẽ là bánh chưng, gà luộc, thủ lợn, mứt, hoa quả, bánh kẹo, rượu, vàng mã.
Ở mỗi miền sẽ có những quy định khác nhau khi cúng giao thừa. Ở miền Bắc mâm cúng sẽ được tính theo lượng bát đĩa số chẵn: 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa… Ở miền Trung mâm cỗ sẽ bao gồm bánh tét, bánh chưng cùng một số món đặc trưng như dưa món, thịt đông, thịt heo luộc, giá chua… Còn ở miền Nam, mâm cỗ thường xuất hiện nhiều đồ nguội như bánh tét, củ cải ngâm nước mắt, canh khổ qua, thịt heo luộc, nêm, chả giò, dưa kiệu…
Một mâm lễ cúng giao thừa cơ bản sẽ gồm: mâm ngũ quả, hoa, hương, đèn hoặc nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, thịt lợn luộc, gà trống luộc, bánh chưng và xôi.
Ở mỗi vùng miền sẽ có những quy định khác nhau về nghi thức cúng giao thừa. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó đều như nhau, đó là thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới và là sự tổng kết một năm đã qua, xua đuổi những điều đen đủi để đón nhận may mắn, bình an cho gia đình. Đồng thời, đây là nghi thức dùng để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và cảm tạ đối với thần linh, tổ tiên đã phù hộ, bảo vệ cả gia đình trong một năm đã qua.